Phanh ABS và phanh CBS – loại nào tốt hơn?

Đăng ngày: 31-07-2019 09:05:34

ABS và phanh CBS được tạo ra nhằm mang lại sự an toàn cho những người đi xe máy. Vậy chúng có những ưu nhược điểm gì? Cùng Chuyện xe tìm hiểu nhé!

Phanh ABS là gì?

Định nghĩa phanh ABS

Phanh ABS là hệ thống chống bó cứng bánh xe

Phanh ABS là hệ thống chống bó cứng bánh xe

Phanh ABS là viết tắt của Anti-lock Brake System, một trong những hệ thống an toàn giúp hỗ trợ chống bó cứng phanh.

Khi lắp phanh ABS thường đi kèm với thiết bị cảm biến điện tử hoặc ECU. Thiết bị cảm biến này sẽ  tính tốc độ quay của bánh xe, góc nghiêng, áp suất dầu phanh thông qua cần gạt…v.v… Từ đó, giảm được tai nạn không đáng có. Tránh hiện tượng văng trượt và duy trì khả năng kiểm soát hướng lái.

Phanh ABS bao gồm 4 thành phần chính: mảng cảm biến, bộ điều khiển, bơm và van điều chỉnh vật lý lực phanh.

Có hai loại ABS:

  • Đơn ABS: Các cảm biến ABS sẽ chỉ xuất hiện trên một trong các hệ thống phanh. Hầu hết các trường hợp được gắn vào hệ thống phanh trước vì chúng có công suất dừng cao hơn và rất hay được sử dụng khi phanh gấp.
  • Đôi ABS: Các cảm biến ABS sẽ có mặt trên cả hai phanh trước và sau. An toàn hơn so với các biến thể đơn.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS

Hệ thống phanh ABS sử dụng cảm biến tốc độ trên bánh xe để xác định chính xác tốc độ bánh xe cũng như khi phanh. ABS sẽ giới hạn lực phanh tối đa mà một chiếc xe máy đạt được trước khi bị hãm cứng bánh xe.

Phanh ABS hoạt động chủ yếu nhờ vào dầu thắng. Nếu vì lý do nào đó dầu trong hệ thống không đầy đủ, ABS sẽ không còn hiệu quả.

Ví dụ, người lái xe phát hiện chướng ngại vật phía trước và bóp phanh. Khi đó, lực phanh quá mức sẽ khiến bánh xe khựng lại, không có độ bám và tai nạn xảy ra.

Nếu bánh xe sắp bị hãm cứng do khó phanh hoặc trơn trượt, hệ thống phanh ABS sẽ giảm áp lực phanh sao cho bánh xe tiếp tục quay. Điều này giúp lái xe an toàn hơn do bánh xe không bao giờ bị bó cứng.

Phanh CBS là gì?

Định nghĩa phanh CBS 

Phanh CBS là viết tắt của “Combi-Brake System” (hệ thống phanh kết hợp). Đây là hệ thống giúp phân bổ lực phanh lên cả 2 bánh trước và bánh sau.

Theo đó, phanh CBS chỉ sử dụng một phanh cho cả 2 phanh trước và phanh sau. Điều này tạo sự cân bằng cho người lái. Do đó, lực phanh sẽ tốt hơn cũng như an toàn hơn. Tránh tình trạng 1 bánh dừng còn bánh còn lại vẫn chuyển động (sẽ dễ bị “xoè” xe).Tính năng này phù hợp với những người không có kinh nghiệm lái xe.

Định nghĩa phanh CBS

Phanh CBS là là hệ thống giúp phân bổ lực phanh lên cả 2 bánh trước và bánh sau

Phanh CBS có thể áp dụng lên xe sử dụng phanh đĩa cả bánh trước và bánh sau hoặc chỉ áp dụng vào phanh trước. Do tiêu chuẩn quốc tế đòi hỏi phải có 2 loại phanh trên một xe, vì vậy nhà sản xuất thường gắn phanh CBS vào bánh trước.

Phanh CBS thường được trang bị cho các loại xe ga. Honda đã áp dụng phanh này lên các dòng xe: Honda PCX, Honda SH, Honda Lead, Honda AirBlade, Honda Click.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh CBS

Nguyên lý hoạt động của phanh CBS như sau:

  • Phanh tay trái: Đây chính là vị trí mà hệ thống phanh được trang bị. Theo đó, khi bóp phanh tay trái sẽ đồng thời phân bổ lực phanh lên cả 2 bánh trước và sau.
  • Phanh tay phải: Phanh này vẫn là phanh đĩa bánh trước. Khi bóp phanh tay phải sẽ khiến bánh trước dừng lại ngay lập tức.

Ưu nhược điểm của phanh ABS và phanh CBS

Ưu nhược điểm của phanh ABS và phanh CBS

 

Phanh ABS Phanh CBS
Ưu điểm
  • An toàn nhất
  • Kiểm soát lực kéo
  • Rút ngắn khoảng hãm
  • Tăng sự tự tin khi điều khiển
  • Tăng tuổi thọ cho phanh
  • Có thể tự bật hoặc tắt phanh ABS theo ý muốn  khi đang điều khiển xe.
  • An toàn
  • Chi phí thấp
  • Hợp với xe có công suất thấp, giá rẻ.
  • Phù hợp với dòng xe commuter, cruiser và touring
  • Phù hợp với người không có kinh nghiệm lái xe.
Nhược điểm
  • Chi phí đắt, không hợp với xe máy giá rẻ
  • Không phải tính năng hoàn hảo cho đường xấu.
  • Không thích hợp đối với Stunt Bike.
  • Có thể làm tăng khoảng cách hãm trên bề mặt trơn nhẵn như mặt băng, dầu hoặc bùn.
  • Thiết lập phức tạp
  • Bảo dưỡng khó
  • Khó dùng đối với những người có kinh nghiệm điều khiển xe.
  • Gây mất tập trung đối với người lái
  • Không tốt đối với xe cao cấp và xe có công suất lớn.
  • Bảo dưỡng khó
  • Không thể tắt theo ý muốn

 

Rõ ràng là về lực phanh, với cùng sự tác động đồng thời trên tất cả các bánh xe, nên lực phanh của cả 2 hệ thống phanh đều tương đương nhau.

Tuy nhiên, ABS được trang bị công nghệ hiện đại hơn với hệ thống cảm ứng từng bánh xe và CPU điều khiển trung tâm. Chính vì thế, phanh ABS cho phép áp dụng hệ thống phân phối lực phanh trên các bánh tốt hơn. Cụ thể, các bánh xe có tải trọng nặng hơn sẽ được phân phố lực phanh nhiều hơn những bánh xe ít tải trọng hơn. Chính điều này khiến hệ thống phanh ABS được sử dụng ở hầu hết các dòng xe ô tô và các dòng mô tô hiện đại.

Cùng xem lại nguyên lý hoạt động, hệ thống phanh CBS giúp phân bổ lực phanh lên đồng thời cả 2 bánh. Vì vậy, rõ ràng phanh CBS an toàn hơn hẳn so với cách phanh xe truyền thống. Tuy nhiên, nguyên lý phanh của CBS vẫn giống như hệ thống phanh đĩa (hoặc tang trống). Do đó, khi phanh gấp, hoặc trong điều kiện đường trơn trượt, thì rõ ràng vẫn có thể xảy ra tình trạng bó cứng phanh.

Nhưng ABS lại khác, ngoài việc phân bổ lực phanh lên các bánh xe, thì nguyên lý phanh của ABS là liên tục bám và nhả má phanh. Do đó, rõ ràng tránh khỏi tình trạng bó cứng phanh, an toàn hơn hẳn so với phanh CBS. Như vậy, rõ ràng là về sự an toàn thì hệ thống phanh ABS được đánh giá cao hơn hẳn so với hệ thống phanh CBS.

Kết luận

Qua những thông tin trên, có thể thấy, cả hai hệ thống phanh đều giúp lái xe an toàn hơn. Tuy nhiên, không như phanh ABS, phanh CBS vẫn bị bó cứng bánh trong điều kiện đường có độ ma sát kém. Vì vậy, tuỳ từng thói quen sử dụng phanh, tuỳ từng môi trường đi lại mà hãy chọn trang bị phanh nào cho phù hợp nhé!

                                                                                                            Nguồn: chuyenxe.com

Đánh giá bài viết này